Bạn có chắc Shopping trên mạng liệu có đảm bảo an toàn?

Thông thường, những trang “giả” chúng chỉ khác biệt một chữ cái so với những trang có uy tín, nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhầm lẫn chẳng hạn Ebay hoặc Amazoon…

Ngày nay việc mua sắm trên mạng đã trở nên khá phổ biến đối với giới trẻ và công chức văn phòng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu mua hàng trên mạng có đảm bảo? Để không phải mất tiền hay lãng phí những sản phẩm đã mua về vì không ưng ý, và không thể sử dụng được, dưới đây là những điều cần lưu ý nếu bạn là “tín đồ” của việc mua hàng qua mạng.

Ngày nay việc mua sắm trên mạng đã trở nên khá phổ biến. Ảnh: internet

1. Kiểm tra địa chỉ website bán hàng

Hiện nay, có rất nhiều trang web lừa đảo giả danh các địa chỉ uy tín. Do đó, cần phải kiểm tra thật kĩ địa chỉ url của trang web bán hàng trước khi thực hiện giao dịch, hãy chắc chắn rằng bạn đã vào đúng địa chỉ mong muốn.

Thông thường, những trang “giả” chúng chỉ khác biệt một chữ cái so với những trang có uy tín, nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhầm lẫn chẳng hạn Ebay hoặc Amazoon…

2. Chọn những đối tác có uy tín

Chắc chắn điều đó sẽ hơi khó, vì hiện nay hầu hết các giao dịch mua bán trực tuyến đều do hai bên tin tưởng lẫn nhau là chính. Vì thế, để chọn một đối tác tin tưởng không phải là dễ giữa một “rừng” người bán hàng như thế. Các tốt nhất để chọn được những đối tác uy tín, bạn nên vào những website có tên tuổi.

Tiếp đến, bạn chỉ nên mua hàng từ những người bán được đánh giá cao. Trước khi mua hàng, bạn nên kiểm tra một số thông tin về người bán. Đơn giản nhất là xem phản hồi, đánh giá của những khách hàng cũ. Sau đó, bạn có thể lên Google tìm kiếm thêm thông tin về người bán. Thông thường những người bán có uy tín đều có địa chỉ, số điện thoại liên lạc rõ ràng.

Dù là phổ biến nhưng bạn cũng cần phải thận trọng khi trên mạng. Ảnh: internet

3. Trao đổi kỹ về các chi phí phát sinh

Trước khi quyết định ấn nút mua, các bạn cần kiểm tra xem những chi phí phát sinh liên quan tới món hàng như phí vận chuyển hay phí bảo hiểm.

Đôi khi món hàng có giá trị rất nhỏ nhưng khi cộng cả phí vận chuyển vào, số tiền bạn bỏ ra có khi tăng gấp đôi, gấp ba lần giá trị gốc. Do vậy, tốt nhất hãy hỏi người bán về các khoản phát sinh nếu bạn chưa rõ.

4. Nên xem kỹ hàng trước khi mua

Nếu là những món hàng thiên về kỹ thuật như điện thoại, máy nghe nhạc, máy chụp hình thì bạn cần phải thử sản phẩm, thời hạn bảo hành, linh kiện đi kèm…

5. Sử dụng các phương thức thanh toán trung gian

Khi giao dịch nên hạn chế tối đa việc dùng trực tiếp thẻ tín dụng (credit card) để trả tiền. Thay vào đó hãy dùng một phương thức thanh toán trung gian ví dụ như Paypal.

Bằng cách này, bạn đã ngăn chặn được khá nhiều nguy cơ để lộ thông tin thẻ tín dụng. Không những vậy, Paypal còn có rất nhiều chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Nếu bị lừa, bạn chỉ cần gửi thư nhờ Paypal giúp đỡ. Nếu đúng, bạn sẽ có nhiều khả năng được nhận lại tiền.

6. Chủ động chọn địa điểm và thời gian giao dịch

Khi mua hàng bạn nên chủ động chọn địa điểm giao dịch, tốt nhất là nên chọn chỗ đông người hoặc gần những nơi mà bạn thân thuộc, hoặc những địa điểm gần các công an phường. Thời gian giao dịch tốt nhất bạn nên chọn vào ban ngày, vì như thế bạn có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ hơn

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>